Được xem là ngành then chốt trong sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu vì vậy ngành kỹ thuật cơ khí luôn là ngành thu hút nhiều bạn trẻ theo học, cùng tìm hiểu những ngành nghề Kỹ thuật Cơ khí sau khi ra trường sẽ giúp bạn có cái nhìn thực tế.
Ngành Kỹ thuật cơ khí là gì?
Ngành Kỹ thuật cơ khí là ngành Khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học để phân tích thiết, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Nhằm phục vị cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực ô tô, máy bay, phương tiện giao thông, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí…
Ngành giúp tạo ra các giả lập mô phỏng hoạt động của các đối tượng, như quy trình chế tạo thực tế theo trình tự tối ưu hóa sự thực hiện, hiệu quả kinh tế và chi phí năng lượng trước khi quyết định lựa chọn một thiết kế cụ thể.
Học kỹ thuật cơ khí ra trường làm gì?
Ngành kỹ thuật cơ khí ngày càng cần nhiều nguồn nhân lực trong tương lai và cơ hội nghề nghiệp luôn mở rộng. Sau khi tốt nghiệp đại học về chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí với nhiều vị trí công việc khác nhau như sau:
- Kỹ sư lập trình gia công máy CNC
- Kỹ sư lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình
- Kỹ sư Cơ khí thiết kế, lên bản vẽ tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí
- Kỹ sư vận hành, bảo trì, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy.
- Chuyên viên lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình, khu công nghiệp.
- Chuyên viên gia công tham gia gia công sản phẩm như tiện, phay, hàn, gia công vật liệu.
- Chuyên viên tư vấn, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật hoặc nghiên cứu viên tại các công ty, nhà máy, các trường, viện nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến cơ khí.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC
- Thiết kế các sản phẩm cơ khí, và giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó
- Gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu…
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực cơ khí.
- Cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không
- Quản lý nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp máy động lực.
- Cán bộ phòng ban tại Sở, Phòng,Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thông, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng.
Tham khảo các khóa học Kỹ thuật cơ khí TẠI ĐÂY