Trong bài viết này Edunet sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cụ thể nhất về ngành này và lý do tại sao bạn nên theo học.
Tổng quan về Logictics và chuỗi cung ứng
Theo định nghĩa phổ biến thì Quản trị Chuỗi cung ứng (Supply Chain Management ) là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa bộ phận trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường.
logtictics và chuỗi cung ứng là gì?
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý một mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Nó đòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình xử lý hàng tồn kho, sản xuất…
Logictics là gì?
Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc của các công ty Logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra. Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này, các công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến yếu tố số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.
ngành logictics là gì?
→ xem thêm: Logictics là gì? học gì? cơ hội và mức lương sau khi ra trường có cao không?
Chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.
ngành chuỗi cung ứng là gì?
→ xem thêm: Chuỗi cung ứng là gì? cách vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả?
Top 5 lý do nên học ngành logictics và quản lý chuỗi cung ứng
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành logictics trong những năm trở lại đây. Việt Nam ngày càng chú trọng cho việc phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa với thế giới thông qua logictics. Qua đó nhu cầu về nhân sự cho ngành này là cực kỳ lớn. Chính vì thế nếu bạn lựa chọn học ngành Logictics và quản lý chuỗi cung ứng là một lựa chọn sáng giá.
tại sao bạn nên học ngành logictics và quản lý chuỗi cung ứng
Dưới đây 5 lý do khiên bạn không thể bỏ qua ngành học này.
1. Ngành nghề không thể thiếu trong thời kỳ kinh tế hội nhập
Người làm công việc Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ là người có tầm nhìn dài hạn, khả năng phán đoán thị trường tốt, có khả năng thiết kế hệ thống và cũng là người có thể thấy rõ bức tranh toàn cảnh của cả một hệ thống. Từ đó đề ra chiến lược phát triển sản phẩm (dài hạn/trung hạn/ngắn hạn), quản trị nhân sự và làm việc với nhiều phòng ban, đồng thời phát triển và quản lý quy trình sản xuất, tồn kho và phân phối hàng hóa. Tất cả các quy trình, hoạt động trên nhằm đảm bảo hàng hóa đến được tay người tiêu dùng đúng thời điểm được yêu cầu mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng.
2. Cơ hội việc và mức lương hấp dẫn
Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá là ngành học giàu tiềm năng với môi trường làm việc năng động, đa dạng về các vị trí công việc. Lĩnh vực này không chỉ khuyến khích khả năng sáng tạo và tư duy quản lý của các bạn sinh viên mà còn đem đến mức thu nhập khá cao, cơ hội được đi đây đó, đặc biệt là các nước trên thế giới trong quá trình giao thương quốc tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm tốt công việc mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các bạn trẻ năng động, giỏi ngoại ngữ và có đam mê về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
3. Làm việc ở môi trường quốc tế
Rất nhiều vị trí trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng yêu cầu bạn phải dịch chuyễn liên tục. Mặc dù những chuyến công tác nước ngoài này nhẳm mục đích phục vụ cho công việc nhưng cũng là cơ là cơ hội tốt để bạn nuôi dưỡng sự mới mẻ trong cách nhìn, tìm hiểu về văn hóa, đất nước mới và học hỏi lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Những kinh nghiệm, kỹ năng trong ngành kinh doanh quốc tế thu lượm sau mỗi chuyến đi chính là bước đệm tốt mở ra nhiều cơ hội mới, giúp bạn thăng tiến nhanh, tiến xa trong nghề nghiệp.
4. Đa dạng về ngành nghề
Đa dạng nghề nghiệp là một đặc thù của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Rất nhiều ngành nghề cũng như kỹ năng kỹ thuật cũng như kỹ năng mềm mà bạn có thể theo đuổi như:
– Kỹ sư hoạch định sản xuất, kỹ sư logistics, chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng… trong các doanh nghiệp và tập đoàn sản xuất trong và ngoài nước.
– Nhân viên phụ trách dịch vụ vận tải, logistics tại các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải
– Chuyên viên tại mảng kế hoạch, khai thác thị trường, marketing, dịch vụ khách hàng, quản lí kho vận, hệ thống xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải,…
– Bên cạnh đó, các bạn hoàn toàn có cơ hội thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch.
– Khi có đủ kinh nghiệm, bạn có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn, hoặc bạn có thể khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng…
5. Công việc thực tập dễ dàng
Với khoảng 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, các bạn sinh viên không phải lo lắng với việc tìm kiếm một nơi thực tập phù hợp với mình. Hiện ngành Logistics đã ngày càng phát triển và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được một chỗ thực tập. Các bạn sinh viên mới ra trường hoàn toàn yên tâm về cơ hội làm việc.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát nhất về Logictics và Quản lý chuỗi cung ứng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Edunet qua hotline: 1900 98 99 61 để được tư vấn miễn phí. Chúc các bạn thành công!