Nếu như ở các quốc gia Châu Á thi cử mang tính truyền thống thì ở các nước phương Tây việc tuyển sinh đại học hướng đến phát huy tính cá nhân của thí sinh hơn. Cùng tìm hiểu cách tuyển sinh đại học trên thế giới khác gì so với Việt Nam.
Việt Nam
Những năm gần đây các phương thức tuyển sinh Đại học Phổ biến vẫn là: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học bạ THPT, kết quả kiểm tra đánh giá năng lực (thông qua kỳ thi riêng của một số trường đại học tổ chức), sử dụng điểm các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế, các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; thi học sinh giỏi quốc gia; thi văn hóa, kiểm tra các môn năng khiếu; phỏng vấn…
Với chủ trương tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, minh bạch gồm năm đầu điểm (môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, một môn tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội) phần lớn các trường đại học hiện nay vẫn xác định có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học, đồng thời kết hợp với các phương thức tuyển sinh các trường tự chọn.
Hàn Quốc
Thi đại học ở Hàn Quốc được gọi là Suneung hoặc tiếng Anh là CSAT là kỳ thi cấp quốc gia. Học sinh Hàn Quốc sẽ hoàn thành các môn gồm Quốc ngữ, Tiếng Anh, Toán học, Khoa học, Xã hội, Ngoại ngữ 2 và thi nghề.
Kỳ thi này như một dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người dân Hàn Quốc. Mọi hy vọng của gia đình, xã hội và bản thân thí sinh đều đặt trọn vào kỳ thi đại học tại Hàn Quốc. Đề thi đại học của Hàn Quốc chủ yếu thuộc dạng trắc nghiệm. Thí sinh đăng ký thi vào các trường nghệ thuật sẽ phải tham gia thi môn năng khiếu.
Trung Quốc
Tuyển sinh Đại học ở Trung Quốc với cái tên là Gaokao nghĩa là "Cao khảo" tức là bài kiểm tra có mức độ khó cao nhất dành cho học sinh.
Thí sinh dự thi phải tham gia đầy đủ 4 môn thi trong đó có 3 bài thi bắt buộc là tiếng Trung, Toán và Tiếng Anh. Bài thi còn lại, thí sinh có thể tự chọn 1 trong 2 tổ hợp phù hợp với năng lực là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Riêng với những thí sinh dân tộc thiểu số sẽ phải thực hiện bài kiểm tra bằng ngôn ngữ của dân tộc mình một ngày sau đó.
Nhật Bản
Kì thi quốc gia: Kì thi đầu tiên mà các bạn cần trải qua đó là kỳ thi quốc gia (Senta Shiken) được tổ chức vào đối vưới những sinh viên có nguyện vọng vào trường công lập/ quốc lập và của tỉnh/ thành phố.
Kì thi riêng của trường: sinh viên còn phải tham gia thêm kỳ thi riêng của trường mà bạn chọn theo học. Môn thi do trường quy định.
- Đối với trường công lập: thường được tổ chức vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm.
- Đối với trường dân lập: thường được tổ chức vào đầu tháng 2 (các trường tư thục lớn sẽ tự tổ chức theo đề riêng của trường)
Úc
Kỳ thi HSC (Higher School Certificate) là kỳ thi tốt nghiệp trung học ở Úc. Đây là kỳ thi quan trọng vì nó quyết định rất nhiều về tương lai sự nghiệp của một học sinh. Bắt đầu năm học lớp 12, học sinh Úc được quyền chọn những môn học mà mình yêu thích để dự thi HSC
Tại Úc, các trường đại học sẽ dựa vào kết quả của kỳ thi này để nhận sinh viên vào học. Xong kì thi HSC, mỗi học sinh có một điểm tốt nghiệp từ 0 đến 100. Trường đại học căn cứ vào nhu cầu họ công bố điểm vào để tuyển học sinh
Phần Lan
Ở Phần Lan, các học sinh tham dự kỳ thi ylioppilastutkinto để được nhận bằng tốt nghiệp trung học. Các trường ĐH cũng tự tổ chức các kỳ thi tuyển sinh của mình theo chương trình cụ thể.
Quá trình tuyển sinh thường dựa trên cả điểm thi tốt nghiệp trung học và điểm thi tuyển sinh, tuy nhiên tỷ lệ phần trăm cụ thể về chỉ tiêu của hầu hết các chương trình đào tạo dựa hoàn toàn vào điểm thi tuyển sinh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia được tổ chức 2 lần một năm, vào mùa xuân và mùa thu, cho học sinh lớp 12, được điều hành bởi EEC. Mục đích của thi tốt nghiệp THPT quốc gia là xác định xem học sinh đã đạt những kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của chương trình THPT hay không. người muốn học ĐH còn phải vượt qua kỳ tuyển sinh riêng của trường. Mỗi trường ĐH tự quản lý kỳ tuyển sinh của họ, theo chương trình, tiêu chí cụ thể. Hình thức phổ biến nhất cho thi tuyển sinh vào ĐH là một bài kiểm tra viết, nhưng với các lĩnh vực nghệ thuật, kịch hoặc âm nhạc thì còn đánh giá qua hồ sơ (portfolio) về năng khiếu, hoặc có thể được mời tham gia một buổi thử giọng.
Mỹ
Kết quả kỳ thi SAT được sử dụng làm một trong những căn cứ quan trọng để xét tuyển vào các trường ĐH của Hoa Kỳ, cùng với với các tiêu chí khác như: hồ sơ thí sinh; kết quả các hoạt động ngoại khóa; thư giới thiệu; kết quả phỏng vấn. Thường SAT được tổ chức 6-7 lần trong 1 năm. SAT có 2 kỳ thi chính là SAT I và SAT II:
– Kỳ thi SAT I (Reasoning Testing): là điều kiện bắt buộc cho tất cả học sinh, khi học sinh có nguyện vọng xét tuyển vào học ở nhiều trường ĐH ở Hoa Kỳ.
SAT I thi 3 lĩnh vực: Toán, Đọc hiểu và Viết. Thời gian làm bài thi SAT kéo dài trong vòng 3 giờ 45 phút (bao gồm cả thời gian nghỉ, phát và thu đề). Bài thi SAT I gồm 3 phần chính thuộc 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết. Mỗi phần chia ra 3 phần nhỏ, thành 9 phần, gồm trên 200 câu hỏi/bài thi.
– Kỳ thi SAT II (Subject Test): Không bắt buộc đối với tất cả học sinh phải thi, vì kết quả SAT II chỉ sử dụng khi học sinh có nguyện vọng nộp đơn xét tuyển vào học ở các trường ĐH hàng đầu, có tính cạnh tranh cao, như: Havard, Princeton, Yale, Columbia, Brown, Stanford… hoặc để học sinh xin học bổng.
SAT II là phần thi riêng biệt theo từng môn. Tùy từng trường ĐH, theo yêu cầu và mục tiêu của từng ngành đào tạo, học sinh phải dự thi các môn phù hợp, thông thường thí sinh có thể tùy chọn 3 môn trong số các môn thi sau: Tiếng Anh(Văn học); Lịch sử (Lịch sử Mỹ, Lịch sử thế giới); Toán(Toán 1, Toán 2); Các môn khoa học thực nghiệm (Sinh, Hóa, Lý) và Ngoại ngữ(tiếng Trung, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hebrew (Do Thái) hiện đại, Ý, Latinh, Nhật, Hàn).
Tất cả các môn đều thi theo hình thức trắc nghiệm, trừ một số môn đặc thù như Sinh học (thi thực hành) hoặc các môn Ngoại ngữ (thi nghe nói) và Toán. Mỗi môn thi có thang điểm tối thiểu từ 200 điểm đến tối đa 800 điểm. Thời gian thi là 60 phút/môn.